Làng nghề gốm sứ Bát Tràng nằm cách trung tâm thủ đô Hà Nội 14km về phía đông, bên tả ngạn sông Hồng. Ngôi làng cổ hơn 700 năm tuổi này là nơi sản xuất ra những sản phẩm gốm sứ tinh xảo, chất lượng cao, nơi lưu giữ những giá trị văn hóa vô giá của người Việt. Tuy nhiên, vẫn còn tồn đọng những khó khăn để duy trì và phát triển làng nghề.
Hàng năm, Bát Tràng thu hút trên 10.000 lượt khách quốc tế và trên 50.000 khách du lịch trong nước đến tham quan và mua sắm. Với tỷ trọng ngành thương mại dịch vụ là 47%, tổng sản lượng hàng năm ước đạt 200 tỷ đồng, đã góp phần thúc đẩy phát triển kinh tế xã hội của Bát Tràng.
Mô hình kinh doanh của Bát Tràng chủ yếu là các hộ kinh doanh tư nhân có tay nghề cao, tồn tại trên 8 đời nay. Ngoài ra, từ năm 1986 đã xuất hiện nhiều công ty cổ phần, công ty lớn được thành lập. Bên cạnh những sản phẩm thủ công truyền thống, các lò gốm còn sáng tạo ra nhiều sản phẩm hiện đại đáp ứng nhu cầu tiêu dùng trong nước cũng như xuất khẩu ra thị trường nước ngoài như Châu Á, Châu Âu và Châu Mỹ. Nhờ sự gia tăng không ngừng về nhu cầu sản phẩm, Bát Tràng đã giải quyết được vấn đề việc làm cho rất nhiều lao động từ các vùng lân cận. Đó là một trong những hiệu quả Kinh tế – Xã hội đáng chú ý.
Đứng trước sự phát triển nhanh chóng, làng gốm Bát Tràng gặp một số khó khăn trong việc huy động vốn. Nhu cầu sản xuất gia tăng nhưng địa bàn hoạt động hạn hẹp, đi cùng nguồn lực và công nghệ không đủ đáp ứng. Các hộ kinh doanh đã trang bị những lò nung bằng ga, tuy nhiên chưa được tự động hóa mà vẫn cần kết hợp phương pháp thủ công như giám sát và tự điều chỉnh nhiệt độ. Các khâu sản xuất còn lại như nặn đất, mài tạo hình, tráng men, in ấn cũng đều hoàn toàn thủ công. Việc đưa công nghệ vào một vài quy trình sản xuất của làng gốm Bát Tràng sẽ giúp cải thiện năng suất lao động và đồng đều hóa chất lượng sản phẩm.
Tuy nhiên, để áp dụng công nghệ vào dây chuyền sản xuất Làng Gốm Bát Tràng cần phải có vốn. Theo ông Lê Xuân Phổ – Chủ tịch hiệp hội gốm sứ Bát Tràng: ‘’ Nếu như Làng Gốm Bát Tràng vay được một số vốn để đưa một hệ lập trình lò nung vào, thì lập tức hiệu quả sản xuất lên rất cao. Tuy nhiên, chúng tôi lại gặp khó khăn trong việc vay vốn ngân hàng. Tất cả ngân hàng khi cho vay đều cần có tài sản thế chấp. Tài sản thế chấp đó cũng có gia đình giải quyết được, nhưng một số hộ từ nơi khác tới thì để có tài sản thế chấp là rất khó. Tôi thấy nhu cầu vay vốn ở Bát Tràng là rất cần thiết.”
Trước thực trạng đó, FISAFINANCE đã kịp thời tiếp cận và giúp đỡ các hộ kinh doanh tư nhân Bát Tràng trong việc huy động vốn, góp phần thúc đẩy, gìn giữ giá trị văn hóa truyền thống Bát Tràng. FISAFINANCE là doanh nghiệp tiên phong và hàng đầu trong dịch cho vay ngang hàng tại Việt Nam. Sử dụng nền tảng ứng dụng 4.0, FISAFINANCE giúp hộ kinh doanh huy động vốn tiếp cận được các nhà đầu tư nhanh chóng mà không cần qua ngân hàng và không yêu cầu thế chấp tài sản, giúp đáp ứng kịp thời nguồn vốn cho Làng gốm Bát Tràng.
Xem thêm: Các hộ kinh doanh làm thế nào để khơi thông nguồn vốn
Sở hữu đội nhân viên chuyên nghiệp giàu kinh nghiệm, FISAFINANCE mang đến một kênh đầu tư hiệu quả, an toàn, rủi ro thấp, vì cuộc sống tốt đẹp cho nhà đầu tư và sự phát triển thịnh vượng của cộng đồng doanh nghiệp vừa và nhỏ cũng như các hộ kinh doanh tại Việt Nam.
——-
FISA FINANCE – NƠI CƠ HỘI GẶP GỠ
Công ty cổ phần Kết nối Tài chính Việt Nam – VFL JSC.,
Hotline: 1800 0052
Website: https://fisafinance.com.vn
Địa chỉ: Tầng 25, Bamboo Airways Tower, 265 Cầu Giấy, Hà Nội