Với hơn 40 Cty hoạt động trong thị trường P2P Lending, trong đó có sự tham gia của nhiều đơn vị uy tín trong ngành tài chính, start-up Việt đang đứng trước nhiều cánh cửa tiếp vốn tiềm năng, mở ra cơ hội phát triển và tăng trưởng.
P2P Lending – “trám” vào khoảng trống
Trong quá trình khởi nghiệp, tư vấn cho các doanh nghiệp, các chuyên gia tài chính nhận định, khó khăn lớn nhất với đa số các doanh nghiệp start-up là huy động vốn.
Trong hệ sinh thái khởi nghiệp của nhiều nước trên thế giới, đôi khi, chỉ cần một ý tưởng tốt đã là đủ để start-up huy động được số vốn lên tới hàng triệu USD. Tuy nhiên, tại Việt Nam, hầu hết các nhà đầu tư nói riêng và quỹ đầu tư nói chung sẽ cần cân nhắc, tính toán lợi nhuận của việc đầu tư một cách ngặt nghèo để đảm bảo việc rót vốn có khả năng sinh lời. Chính vì lý do này, việc tiếp cận vốn của các start-up Việt thông qua nhà đầu tư thiên thần không hề dễ dàng.
Trong khi đó, các kênh vốn lớn như ngân hàng hay các tổ chức tín dụng lại yêu cầu hàng loạt giấy tờ, thủ tục vay vốn phức tạp mà không phải start-up nào cũng có khả năng đáp ứng.
Những nguyên nhân này tạo ra khoảng trống trong thị trường tài chính mà mô hình cho vay ngang hàng – P2P Lending có khả năng lấp đầy. Đây là mô hình kinh doanh mới dựa trên nền tảng công nghệ số để kết nối trực tiếp người cho vay và người cần vay mà không thông qua trung gian tài chính, được đánh giá là giải pháp tối ưu nguồn vốn cho doanh nghiệp start-up. Không chỉ vậy, bản thân các nhà đầu tư cũng tìm thấy những lợi thế của P2P Lending như một cách để tiếp cận các start-up triển vọng. Nói đơn giản, nền tảng P2P Lending tạo lập một không gian “mai mối” tin cậy giữa doanh nghiệp start-up và nhà đầu tư.
Điều này được chứng minh qua sự phát triển nhanh chóng của P2P Lending trên thế giới. Theo ước tính của Cty tư vấn APAC, thị trường P2P toàn cầu ước tính trị giá 490 tỉ USD vào năm 2020. Trong đó, giá trị tại thị trường Việt Nam được kỳ vọng sẽ đạt mức 7.8 tỉ USD, gần gấp đôi con số 4.4 tỉ USD của năm 2017.
Điểm mạnh giúp P2P Lending nhanh chóng chiếm được “cảm tình” của start-up giữa rất nhiều các dịch vụ tài chính là yếu tố không yêu cầu tài sản thế chấp. Quyết định chấp thuận cho start-up vay vốn đều thông qua việc xem xét mức độ tín nhiệm và tính khả thi từ hồ sơ vay vốn. Vì thế, chỉ cần xây dựng được hồ sơ vay vốn đầy đủ thông tin, giữ được cho tài khoản doanh nghiệp mình có mức tín nhiệm tốt, các start-up sẽ dễ dàng hơn trong việc tiếp cận nguồn vốn ban đầu cũng như cơ hội tiếp tục khai thác nhà đầu tư trong trường hợp cần tăng vốn sau này. Thay vì xếp hàng chờ đợi được nhà đầu tư “để mắt” tới, start-up hoàn toàn có khả năng huy động được vốn trong thời gian ngắn.
Thêm cánh cửa mở
Xuất hiện ở Việt Nam cách đây khoảng 2 năm cho đến nay, thị trường P2P Lending đã có những bước phát triển và sức ảnh hưởng nhất định.
Trong buổi họp về P2P Lending hồi đầu năm 2019, ông Nguyễn Chí Quang – Phó Vụ trưởng Vụ Chính sách tiền tệ ngân hàng Nhà nước cho biết nếu được quản lý tốt, P2P Lending sẽ góp phần thúc đẩy tài chính toàn diện, đặc biệt là tại các địa bàn mà hệ thống tài chính chưa phát triển, người dân, các hộ kinh doanh, doanh nghiệp nhỏ và vừa ít có khả năng tiếp cận các dịch vụ tài chính – ngân hàng với chi phí thấp, ít thủ tục.
Với hơn 40 Cty hoạt động, trong đó có cả các đơn vị tới từ Hàn Quốc, Nhật Bản, Singapore, Indonesia… có thể nói, start-up Việt đang đứng trước nhiều cánh cửa tiếp vốn tiềm năng, mở ra cơ hội phát triển và tăng trưởng. Trong đó, một số tên tuổi nổi bật về quy mô và mức độ tín nhiệm thường được nhắc tới trên thị trường hiện nay có thể kể tới Tima (cho vay cá nhân) hay mới đây nhất là VnVon (sàn cho vay doanh nghiệp)…
Mới xuất hiện trong một thời gian ngắn nhưng VnVon đang ngày càng được nhiều nhà đầu tư và các start-up tin tưởng lựa chọn nhờ 2 yếu tố: sự minh bạch về hình thức kết nối cho vay và công nghệ bộ lọc các đơn vay/nhà đầu tư hiệu quả. VnVon cung cấp các giải pháp đơn giản, ngắn gọn, và hiệu quả cho các bên tham gia kết hợp cùng hệ thống quản lý rủi ro chặt chẽ: công nghệ kết nối, thu thập và phân tích dữ liệu, kết hợp với nhân sự, công cụ gia tăng kiểm soát rủi ro cho nhà đầu tư và đáp ứng nhu cầu kịp thời cho doanh nghiệp.
Trong quá trình sàng lọc, các chuyên gia tài chính hàng đầu của FISAFINANCE đã thiết lập một hệ thống xếp hạng tín dụng nghiêm ngặt, bao gồm các các chỉ số tài chính và phi tài chính, từ đó tạo nên những “thương vụ mai mối” thành công. Bên cạnh đó, FISAFINANCE còn hỗ trợ tư vấn để doanh nghiệp start-up có thể khai thác vốn hiệu quả, sử dụng số tiền nhỏ nhất đạt được những mục tiêu cao nhất, đồng thời vẫn thanh toán đúng kỳ hạn, đảm bảo độ tín nhiệm cho những lần vay vốn sau này.
Tuy nhiên, các start-up cũng cần hiểu rằng những nhà đầu tư P2P Lending không chỉ đơn giản “xuống tiền” cho một lần đầu tư, mà về lâu dài, họ còn muốn nhìn thấy trách nhiệm của start-up đối với khoản vay trong suốt thời gian vay vốn và sự phát triển tương lai của doanh nghiệp đó.
Nếu xuất phát điểm của start-up còn thấp, tên tuổi và mức độ tín nhiệm chưa cao, việc nỗ lực tạo dựng và cải thiện hồ sơ doanh nghiệp bằng chiến lược phát triển và sử dụng vốn vay hiệu quả, kế hoạch kinh doanh bài bản… là những yếu tố mang lại “thẻ xanh” giúp start-up vay vốn thành công.
Mỗi nền tảng P2P Lending sẽ có cách thức vận hành, quy định về lãi suất, kỳ hạn và điều kiện tham gia khác nhau, do đó, các start-up cần nhắc tất cả những yếu tố này để lựa chọn cánh cửa phù hợp.