Một số hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả

Đầu tháng tiêu xài thoải mái, cuối tháng bấm bụng chi tiêu là tình trạng không hiếm thấy của nhiều bạn trẻ hiện nay. Nhiều bạn tiêu xài lãng phí , không kiểm soát được chi tiêu,.. dẫn đến khó khăn về tài chính.Thông qua bài viết dưới đây, FISA FINANCE sẽ cung cấp một số hướng dẫn quản lý tài chính cá nhân hiệu quả dành cho các bạn trẻ: 

Quản lý tài chính cá nhân là gì? 

Tài chính cá nhân là tập hợp các quyết định liên quan đến việc quản lý, sử dụng tiền bạc của mỗi cá nhân. Mục tiêu tài chính và tình hình tài chính riêng của mỗi người đều đa dạng, từ thu nhập, chi tiêu, đầu tư đến tích lũy.

Xây dựng một cơ sở tài chính vững mạnh là điều ai cũng mong muốn, nhưng không phải ai cũng biết cách thực hiện. Hiểu biết về tài chính cá nhân giúp bạn quản lý tiền bạc một cách thông minh hơn, tạo điều kiện cho một cuộc sống thoải mái và an tâm hơn.

Tại sao các bạn trẻ cần học cách quản lý tài chính cá nhân hiệu quả? 

Quản lý tài chính cá nhân ảnh hưởng đáng kể đến các lựa chọn chi tiêu, đầu tư và tiết kiệm cho bản thân cũng như gia đình. Có một số lợi ích rõ ràng:

Thông minh về dòng tiền: Hiểu rõ về lưu thông tiền bạc trong tài khoản cá nhân.

Tính ổn định tài chính: Tạo nền tảng tài chính vững chắc, giảm thiểu rủi ro và cung cấp sự ổn định.

Đạt được mục tiêu tài chính: Dễ dàng theo đuổi và đạt được các mục tiêu cá nhân về tài chính.

Tự chủ, tự quyết định: Tự chủ và chủ động trong việc quản lý tài chính cá nhân, không bị rơi vào tình huống không mong muốn.

Kiểm soát nợ và rủi ro: Giảm thiểu rủi ro tài chính, hạn chế nợ phát sinh và quản lý chúng một cách hiệu quả.

Tăng cường tài sản: Quản lý tài chính tốt có thể dẫn đến tăng khối lượng tài sản cá nhân.

Nâng cao chất lượng sống: Mức sống cá nhân và gia đình có thể được cải thiện thông qua việc quản lý tài chính thông minh và hiệu quả.

5 bí kíp quản lý tài chính cá nhân hiệu quả dành cho bạn trẻ

Rà soát về các khoản chi tiêu cẩn thận

Luôn rà soát các khoản chi tiêu hàng ngày, hàng tháng, hàng năm như học phí, tiền chợ, mua sắm quần áo… Sau đó phân loại thành hai loại cơ bản: có thể cắt giảm (ít quan trọng hoặc không quan trọng) và không thể cắt giảm (quan trọng).

Ví dụ, những khoản chi tiêu quan trọng như học phí thường chiếm phần lớn ngân sách gia đình và không thể cắt giảm được. Thay vào đó, bạn có thể cắt giảm những khoản chi tiêu ít quan trọng như mua sắm quần áo, đi xem phim, hoặc tiêu tiền cho các hoạt động như cà phê cùng bạn bè…

Xây dựng mục tiêu tài chính chi tiết và cụ thể

Tất cả các mục tiêu quản lý tài chính mà bạn muốn đạt được có thể được sắp xếp và ưu tiên như sau:

Các mục tiêu ngắn hạn:

Tiết kiệm một khoản đủ để đi du lịch.

Giảm chi tiêu hàng ngày để tạo dựng quỹ tiết kiệm dự phòng.

Hạn chế sử dụng thẻ tín dụng để giảm nợ hoặc tránh nợ lãi suất cao.

Các mục tiêu lâu dài:

Trả nợ và xây dựng một quỹ tiết kiệm dài hạn.

Chuẩn bị cho kế hoạch nghỉ hưu sớm hoặc tiết kiệm cho tuổi già.

Tiết kiệm để mua nhà hoặc đầu tư vào tài sản.

Việc ưu tiên rõ ràng cho từng mục tiêu sẽ giúp bạn xây dựng kế hoạch tài chính cụ thể và chi tiết hơn, đồng thời giúp bạn tập trung vào những mục tiêu quan trọng nhất trước.

Quy tắc 6 cái lọ

Quy tắc 6 chiếc lọ của tác giả Harv Eker mang đến cách quản lý thu nhập chi tiết hơn so với quy tắc 50-30-20:

Lọ 1 – Chi tiêu thiết yếu (55% thu nhập): Dành cho các chi phí hàng ngày như ăn uống, tiền nhà, hóa đơn điện nước và các hoạt động sinh hoạt cần thiết.

Lọ 2 – Tiết kiệm dài hạn (10% thu nhập): Phục vụ cho các mục tiêu tiết kiệm lâu dài như mua nhà, mua xe, tiết kiệm cho việc cưới hoặc bắt đầu kinh doanh.

Lọ 3 – Quỹ giáo dục (10% thu nhập): Sử dụng để đầu tư vào việc học hỏi, trau dồi kiến thức thông qua các khóa học chứng chỉ, workshop để nâng cao kỹ năng chuyên môn.

Lọ 4 – Hưởng thụ (10% thu nhập): Được dành để thưởng cho bản thân sau những nỗ lực làm việc và tiết kiệm, tạo cơ hội thư giãn và tận hưởng.

Lọ 5 – Quỹ đầu tư tài chính (10% thu nhập): Dành để đầu tư, gửi tiết kiệm hoặc góp vốn vào các dự án sinh lợi, tạo ra thu nhập thụ động trong tương lai.

Lọ 6 – Quỹ từ thiện (5% thu nhập): Được dành để hỗ trợ người thân, bạn bè hoặc các hoạt động từ thiện và giúp đỡ cộng đồng.

Dành ra một khoản tiết kiệm từ thu nhập hàng tháng 

Tiết kiệm một phần nhất định của thu nhập hàng tháng, ví dụ như 10-15%, là một nguyên tắc quản lý tài chính cơ bản nhưng rất hiệu quả, đặc biệt đối với người mới bắt đầu. Nếu bạn có thu nhập tổng cộng 10 triệu đồng mỗi tháng, việc tiết kiệm từ 1 đến 1,5 triệu đồng hàng tháng là một mức tiết kiệm khả dĩ.

Khi đã quen với việc tiết kiệm, bạn có thể tăng mức tiết kiệm lên, chẳng hạn như 20%, 25%, 30%, thậm chí lên đến 50% của thu nhập hàng tháng. Tuy nhiên, điều quan trọng là nâng mức tiết kiệm dần dần và không đặt mục tiêu quá cao từ đầu. Điều này giúp tránh tình trạng áp lực quá lớn và giữ cho mục tiêu tiết kiệm của bạn có thể đạt được, từ đó giữ động lực và không bỏ cuộc trước khi đạt được kế hoạch tiết kiệm của mình.

Tìm lời khuyên từ người thân

Các chuyên gia tài chính có kiến thức sâu rộng và kinh nghiệm trong lĩnh vực đầu tư sẽ cung cấp góc nhìn chắc chắn hơn và có thể giúp bạn tận dụng số tiền “nhàn rỗi” một cách hiệu quả.

Mỗi loại đầu tư đều đi kèm với mức độ rủi ro khác nhau. Tùy thuộc vào tình hình tài chính cũng như mục tiêu đầu tư cá nhân, các nhà tư vấn tài chính có thể hỗ trợ bạn trong việc lựa chọn cách đầu tư phù hợp và ít rủi ro nhất có thể. Nếu bạn cảm thấy không đủ tin tưởng vào các chuyên gia, việc tìm kiếm kinh nghiệm từ người có kinh nghiệm trước đó như bố mẹ, anh chị em, đồng nghiệp cũng là một cách thông minh để có cái nhìn tổng quan và tham khảo ý kiến đa dạng.

Hãy đến với FISA FINANCE, nhà đầu tư có cơ hội thu được lợi nhuận hấp dẫn thông qua các khoản đầu tư trực tiếp vào các doanh nghiệp không cần tới trung gian tài chính. Đồng thời, các doanh nghiệp có thể dễ dàng tiếp cận với các nguồn vốn đầu tư một cách nhanh chóng, thuận tiện với thủ tục đơn giản, không yêu cầu tài sản thế chấp.

Liên hệ ngay 024 3669 3883 để biết thêm thông tin chi tiết.

Chia sẻ:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram

Tin liên quan