Bài toán vốn cho doanh nghiệp vừa và nhỏ sắp được giải?

Việt Nam sẽ có hệ thống cho vay ngang hàng sử dụng phương thức cho vay tương tự Ngân hàng trực tuyến Mybank của Alibaba

Việc Ngân hàng trực tuyến MYbank của tập đoàn Trung Quốc Alibaba sử dụng dữ liệu thanh toán theo thời gian thực và hệ thống quản lý rủi ro phân tích trên hơn 3.000 biến thể đã giúp ngân hàng này thực hiện thành công nhiều giao dịch cho vay vốn chỉ trong thời gian ngắn đang nhận được nhiều sự quan tâm.

Cụ thể, tính từ năm 2015, ngân hàng MYbank đã cho vay tổng cộng 2.000 tỷ Nhân dân tệ (290 tỷ USD) cho gần 16 triệu doanh nghiệp nhỏ.

Toàn bộ quy trình này chỉ kéo dài trong 3 phút, không cần tới nhân viên ngân hàng và tỷ lệ vỡ nợ đến nay là khoảng 1%.

Hoạt động trên được cho là đang tạo ra một cuộc cách mạng thầm lặng, thay đổi cách tiếp cận nguồn vốn vay của các doanh nghiệp nhỏ và tháo gỡ nút thắt kìm hãm nền kinh tế lớn nhất thế giới trong nhiều thập kỷ qua.

Bình luận về việc này, chuyên gia tài chính ngân hàng, TS Nguyễn Trí Hiếu – cho rằng, việc Ngân hàng trực tuyến MYbank sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo để tổng hợp, phân tích, xử lý tới 3.000 biến số của một khách hàng chỉ trong vài phút là một thành quả của công nghệ.

Đây là con số rất ấn tượng, bởi chỉ số tương đương của hệ thống ngân hàng thương mại truyền thống chỉ là vài chục chỉ tiêu và quá trình xét duyệt diễn ra rất phức tạp, mất thời gian và tốn kém.

Tuy nhiên, với phần mềm trí tuệ nhân tạo, những thông tin về thu nhập, địa chỉ, nghề nghiệp, các hoạt động mua bán… của khách hàng đều được tổng hợp và xử lý nhanh gọn.

Phần mềm này cũng có thể tính điểm tín dụng cho bên đi vay dựa trên những tiêu chí tài chính và phí tài chính như khả năng quản lý của ban lãnh đạo doanh nghiệp hay sự ổn định của nguồn nhân lực của doanh nghiệp đó.

Chính vì khả năng xử lý thông tin siêu nhanh như vậy nên quá trình xét duyệt hồ sơ của doanh nghiệp cũng diễn ra nhanh hơn, số doanh nghiệp được vay vốn cũng nhiều hơn, tỉ lệ an toàn cũng cao hơn.

Đặc biệt là khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ, hoạt động cho vay trực tuyến như trên sẽ hỗ trợ rất tốt, nhằm khơi thông dòng vốn cho khu vực này.

Khu vực doanh nghiệp vừa và nhỏ từng là phân khúc rất khó tiếp cận được nguồn vốn do khó đánh giá và quá rủi ro. Thế nhưng bằng những mô hình hiện tại và những rủi ro đã được xác định, bài toán vốn vay cho doanh nghiệp vừa và nhỏ đang từng bước tìm được lời giải.

Đây sẽ là một hình thức vay ngày càng phổ biến hơn trên thế giới.

Soi vào điều kiện của Việt Nam, TS Nguyễn Trí Hiếu chia sẻ, hiện cũng đã có những doanh nghiệp tiên phong đang xây dựng mô hình cho vay vốn tương tự của Ngân hàng trực tuyến Mybank. Theo TS Hiếu, một công ty P2P Lending đúng nghĩa phải thực hiện những nhiệm vụ như sau:

• Cung cấp thông tin chính xác về người đi vay cho nhà đầu tư. Những thông tin này cấn có sự kiểm tra, kiểm chứng của CT P2P,

• Hỗ trợ người đi vay và nhà đầu tư đạt được những thỏa thuận về lãi suất và phí phù hợp với luật pháp và các qui định hiện hành,

• Hỗ trợ các bên với các hợp đồng và các văn bản pháp lý phù hợp với luật lệ hiện hành,

• Hỗ trợ nhà đầu tư thu hồi nợ bằng những phương tiện hợp pháp,

• Hỗ trợ nhà đầu tư quản lý rủi ro qua việc chấm điểm tín dụng cho bên đi vay, loại trừ các thành phần đã có nợ xấu.

Để hỗ trợ các công ty P2P Lending trong việc loại trừ những công ty hay cá nhân đã có nợ xấu, NHNN nên xem xét cho phép các công ty này tham gia vào việc truy cập thông tin tín dụng của CIC của NHNN.

Trên thị trường hiện nay đã có khoảng hơn 40 công ty P2P Lending. Cụ thể như Công ty Cổ phần Kết nối tài chính Việt Nam (VFL), một công ty đầu tư vào lĩnh vực fintech, sẽ khai trương trong tháng 8.

Theo TS Nguyễn Trí Hiếu, qua những tư vấn của ông, công ty đã bắt đầu triển khai dịch vụ tư vấn và kết nối tài chính. Với cách thức hoạt động tương tự như Ngân hàng trực tuyến Mybank, VFL lập một sàn kết nối tài chính ngang hàng (P2P lending), sử dụng công nghệ thông tin hiện đại để kết nối các nhà tài trợ có vốn dư thừa với các khách hàng, các doanh nghiệp vừa và nhỏ có nhu cầu vay vốn ngắn hạn.

Thông qua việc sử dụng phần mềm trí tuệ nhân tạo để phân tích rất nhiều biến số, VFL kỳ vọng sẽ giúp cho nhiều doanh nghiệp vừa và nhỏ có điều kiện được tiếp cận vốn dễ dàng, nhanh gọn, lãi suất thấp hơn nhờ chi phí thấp hơn.

Thực tế đã có một số công ty tín dụng, công ty cho vay ngang hàng đã sử dụng phương thức cho vay tương tự Ngân hàng trực tuyến Mybank tuy nhiên, bên cạnh những công ty làm ăn đàng hoàng, chân chính vẫn có những công ty tài chính hoạt động theo cơ chế cho vay tín dụng đen, rán tờ rơi khắp nơi mời gọi vay vốn với lãi suất lên tới 300-400%, rất rủi ro cho doanh nghiệp.
Việc ra đời của những tổ chức VFL sẽ tạo ra nền tảng pháp lý chắc chắn, bảo đảm cho các hoạt động vay vốn của doanh nghiệp vừa và nhỏ vừa an toàn vừa hiệu quả.

Tuy nhiên, đến thời điểm hiện tại, Việt Nam vẫn chưa có các quy định pháp lý cụ thể dành cho các công ty cho vay vốn ngang hàng. Hiện tại các công ty cho vay vốn ngang hàng mới đang dựa trên các quy định của luật dân sự để cho doanh nghiệp vay vốn.

Ông cho biết, NHNN đang soạn thảo quy định pháp luật riêng cho loại hình vay vốn trực tuyến này, khi đó việc thực hiện cho vay vốn cũng thuận lợi, dễ dàng hơn. Việc NHNN ban hành những qui định về P2P Lending là rất cấp thiết để có cơ sở pháp luật xử lý những công ty huy động vốn và cho vay trá hình và những nhóm lừa đảo lợi dụng hình thức P2P Lending để trục lợi.

Đây là một mô hình đã hoạt động thành công nhiều năm ở nước ngoài nhưng mới chỉ bắt đầu xuất hiện tại Việt Nam, vì thế, cũng phải mất một thời gian nữa để khách hàng tìm hiểu và làm quen nhưng trong tương lai đây sẽ là loại hình vay vốn phổ biến và hiệu quả.

Công ty cổ phần Kết nối Tài chính Việt Nam – VFL JSC.,

Hotline: 1800 0052
Website: https://fisafinance.com.vn
Địa chỉ: Tầng 25, FLC Twin Towers, 265 Cầu Giấy, Hà Nội
FISAFINANCE – NƠI CƠ HỘI GẶP GỠ

Chia sẻ:
Facebook
Twitter
LinkedIn
Pinterest
Telegram

Tin liên quan